Danh sách bài viết theo chuyên mục
 

CHƯƠNG TRÌNH PTMN THÁNG 11 ( TUẦN 3 /2017)


CHỦ ĐỀ: TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

* Giới thiệu

  Các bạn thân mến!

Đây là chương trình phát thanh măng non của liên đội THCS Đức Chính.

* Nội dung

Từ trước đến nay, mục tiêu của giáo dục của Đảng và nhà nước taluôn là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, thẩm mĩ, sức khỏe và nhân cách, vì thế ngành giáo dục nước ta đang tiến hành cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhưng thời gian qua vấn đề bạo lực trong học đường và nghiện trò chơi trực tuyến (game online) đang diễn ra hết sức phức tạp, đang len lỏi ngày càng nhanh trong học đường, thậm chí có những vụ việc để lại hậu quả nghiêm trọng.Chương trình PTMN hôm nay sẽ phân tích những tác hại của bạo lực học đường và  biểu hiện của người nghiện game online đồng thời nêu những hậu quả họ sẽ gây ra như thế nào trong xã hội hiện nay.

Trước hết ta phải tìm hiểu xem thế nào là bạo lực học đường?

Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khỏe hoặc danh dự, xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại.

Bạo lực học đường thể hiện ở nhiều mặt, nhiềukhía cạnh.

Ngoài những hành vi bạo lực rõ ràng thì còn có hững hành vi hàng ngày tưởng chừng như là bình thường nhưng nếu ta nhìn nhận nó một cách sâu sắc và khách quan thì nó là biểu hiện của bạo lực học đường, cụ thể là:

  - Những ánh mắt không thân thiện, những hành vi, cử chỉ vô lễ với thầy cô.

 - Những cái nhìn không thân thiện giữa học sinh với nhau, những xích mích nhỏ nhặt, những phút tranh luận gay gắt với nhau vì những vấn đề nào đó, , tranh giành chỗ ngồi với nhau, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp. Nguy hiểm hơn là những hành động gây gổ, đánh nhau có hung khí gây tổn hại đến tinh thần và thể xác của người bị hại, v..v.. Tất cả đều là biểu hiện của bạo lực học đường.

Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số trường trong  thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng.Bạo lực học đường không chỉ xảy ra đối với học sinh cá biệt, mà đôi khi có cả những  học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt, trong đó nam có, nữ cũng có do các em thiếu thốn tình cảm của gia đình, bạn bè nên sống khép mình dẫn đến bất mãn, bất cần đời.

  Trong trường chúng ta,từ đầu năm học đến nay cũng có 3 vụ học sinh đánh nhau xảy ra ở cả ba khối, lý dochỉ vì những mâu thuẫn nhỏ. Các vụ việc đều đã được nhà trường phát hiện và phối hợp với phụ huynh, cơ quan Công anxử lý kịp thời.

Vậy thì bạo lực học đường để lại những hậu quả gì?

- Thứ nhất đối với các bạn là nạn nhân thì sẽ bị tổn thương về thể xác và tinh thần, tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè, tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội và bản thân các em.

- Thứ hai đối với người gây ra bạo lực thì mất dần nhân tính.Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội và dễ dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

Vì vậy để tránh tình trạng bạo lực học đường chúng ta cần phải:

1. Trong giao tiếp

- Đối với thầy cô:Chúng ta phải hết sức tôn trọng, lễ phép

- Đối với bạn bè: Chúng ta phải đoàn kết thương yêu, hòa nhã với bạn, giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, tự chủ. Những vấn đề không giải quyết được sẽ trình bày với  thầy – cô chủ nhiệm, thầy cô giám thị, người thân để tìm cách giải quyết.

  - Không kết bạn với kẻ xấu, không chia rẽ, bè phái, không dùng sức mạnh trong quan hệ bạn bè.

2. Nâng cao ý thức:

 - Luôn bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống, trong lời nói, cử chỉ, việc làm. Vượt qua mọi thử thách cám dỗ.

- Luôn chú ý giữ gìn danh dự bản thân,danh dự gia đình, danh dự trường. Rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt.

Chương trình phát thanh Măng non của Liên đội trường THCS Đức Chính  đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý thầy cô và các bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu